8 sự thật thú vị và ly kỳ về loài kiến

Những điều thú vị về loài kiến

Kiến là loài thông minh và có những khả năng mà bạn không thể tưởng tượng nổi. Chúng có thể là mối phiền toái khi chúng xâm nhập vào ngôi nhà hay nơi làm việc của bạn. Cách tổ chức đời sống xã hội phức tạp và mang tính hợp tác giúp cho kiến sống sót và phát triển trong những điều kiện mà con người cảm thấy khắc nghiệt. Loài  kiến tuy là côn trùng nhỏ bé nhưng gây nhiều ngạc nhiên. Dưới đây là 8 sự thật thú vị và ly kỳ về loài kiến có thể bạn chưa biết.

1. Kiến xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trước

Loài kiến tồn tại từ kỷ Creta, cách đây khoảng 110-130 triệu năm trước, sống cùng thời với khủng long. Qua hàng triệu năm tiến hóa, loài kiến đã hình thành nên một tổ chức cao. Bằng chứng hóa thạch của loài côn trùng này được tìm thấy trong các khối hổ phách cổ xưa hoặc nhựa cây hóa thạch. Hóa thạch kiến lâu đời nhất được biết đến và giờ đã tuyệt chủng có tên Sphercomyrma freyi được tìm thấy ở bãi biển Cliffwood bang New Jersey – Mỹ.

Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) có ít nhất 20.000.000 tỉ con kiến sinh sống trên Trái Đất, thậm chí còn nhiều hơn thế. Đến nay, giới khoa học phân loại được hơn 15.700 loài và phân loài được tìm thấy. Gần 2/3 số này được tìm thấy ở hai dạng hệ sinh thái: rừng nhiệt đới và thảo nguyên.

2. Kiến- Nhà vô địch về cự tạ

Một chú kiến có thể mang vác trên mình những đồ vật có trọng lượng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể của chúng. Tương tự với 1 người nặng 60kg mà có thể nâng được chiếc xe 3 tấn đi quảng đường vài trăm mét. Chúng cùng nhau khiêng thức ăn kiếm được một cách rất dễ dàng, khi mà cả ngàn con cùng chung sức. . Nếu chúng ta cũng có tỉ lệ cơ bắp như kiến thì chúng ta có thể nâng cả một chiếc Hyundai qua đầu.

kien_thong_tri_the_gioi
kien_thong_tri_the_gioi

3. Kiến có khả năng tự nhân bản vô tính

Loài kiến ở vùng Amazon có khả năng sinh sản vô tính, tạo ra các bản sao giống hệt với những con kiến mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm sinh sản vô tính của loài kiến xuất phát từ một loài nấm, nguồn thức ăn truyền thống của kiến từ hơn 80 triệu năm nay. Nhà côn trùng học Maria Dolores Martinez, thuộc Đại học Complutense de Madrid, khẳng định đây là trường hợp “độc nhất vô nhị” trong tự nhiên. Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng này có thể bắt nguồn từ khả năng thích nghi của kiến chúa – cá thể quyết định đặc điểm gien của cả đàn

4. Loài kiến “nói chuyện” bằng cách nôn vào miệng nhau

Loài kiến thợ mộc (Camponotus) được ghi nhận là liên tục truyền các chất dinh dưỡng này cho nhau theo cách này. Trong vòng một phút, trung bình sẽ có 20 lần “giao tiếp” giữa các cá thể kiến trong đàn với nhau.

Bằng cách nôn vào miệng nhau, kiến ​​không chỉ đơn giản là trao đổi chất dinh dưỡng. Thay vào đó, những con kiến ​​đang tạo ra một mạng xã hội tiêu hóa, trong đó năng lượng và thông tin luân chuyển liên tục khắp đàn để đến với những cá thể cần thiết. Kiến thợ dường như làm nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn, tiêu hóa thức ăn đó thành các protein cụ thể và sau đó truyền các protein đó đi xung quanh đàn. Thường thì những con trưởng thành trong đàn kiến ​​thậm chí không cần ăn. Thay vào đó, chúng sử dụng các protein dự trữ chất dinh dưỡng này

5. Một vài loài kiến sở hữu nộc độc có thể gây chết người

Kiến Bulldog đen Australia (Mymecia Spp.)- Chúng là loài kiến lớn, hung hăng nhất thế giới, không sợ bất kỳ loài nào, kể cả con người. Nọc độc của chúng có thể gây dị ứng, thậm chí tử vong, cho nạn nhân. Là Côn trùng nguy hiểm nhất trong các kỉ lục của côn trùng mà chúng đạt được. Những con kiến Bulldog đen có chiều dài thân lên tới 25 – 50mm, mặc dù trông có vẻ nhỏ bé tuy nhiên chúng có nọc độc rất mạnh, nọc độc của chúng có thể gây sốc phản vệ tức thời cho nạn nhân, tương tự như khi bị dị ứng nặng. Nếu như bị đốt nhiều mà không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. Bởi vậy cần hết sức chú ý khi tiếp xúc gần

Kiến đạn (Paraponera clavata), còn được gọi là kiến 24 giờ, kiến conga, chỉ dài hơn một inch (gần 3 cm), nhưng vết cắn của nó có thể gây ra cơn đau không thể so sánh với bất kỳ cơn đau nào trên Trái đất. Kiến đạn sống tại các khu rừng nhiệt đới đất thấp ẩm ướt ở Trung và Nam Mỹ. Chúng được đặt tên theo cơn đau như bị súng bắn mà con người trải qua khi bị chúng đốt. Kiến đạn sống sót nhờ vào mật hoa và những loài động vật chân đốt nhỏ. Loài kiến này cũng có tuổi thọ rất ngắn, thông thường chúng không thể sống quá 90 ngày. Những vết đốt của kiến đạn có thể gây đau đớn tới 12 giờ và đó là một cơn đau sâu thấu xương kèm theo toát mồ hôi và nổi da gà, hoàn toàn không giống như tác động kéo dài 10 phút của một vết ong đốt thông thường. May mắn thay, cơn đau đến từ vết cắn của kiến đạn sẽ tự tan biến trong vòng 24 giờ – do đó, người Venezuela còn đặt cho chúng biệt danh là “kiến 24 giờ.

Kiến ba khoang:  thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong, …Loài kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh; cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra).  Lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt rất nhỏ nên chỉ có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da. Đặc biệt, Pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương tăng cao. Triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 – 36 giờ. Viêm da có thể dạng giống như tổn thương của bệnh Zona. Vết phồng thường xuất hiện độ một ngày sau khi bị dính độc tố. Nếu được trị thì sau một tuần sẽ hết. Nếu điều trị muộn, tổn thương da có thể để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng mới hết. Nếu độc tố của chúng dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.

6. Nhiều món ăn ngon, đặc sản chế biến từ kiến

Ở Việt nam, Kiến vàng có thể chế biến thành nhiều món đặc sản nghe tuy kì dị nhưng khi ăn thử sẽ thích mê:

Bò Bảy Núi nướng kiến vàng có nguồn gốc từ lâu tại Bảy Núi khi ở đây còn hoang sơ, sau khi họ phát hiện ra rằng thịt bò bị kiến ​​vàng cắn mềm và ngon hơn nhiều so với thịt bình thường. Từ đó, món ăn trở thành đặc sản nổi tiếng thơm ngon, hấp dẫn được thực khách sành ăn yêu thích.

Lẩu Kiến Vàng cũng là một đặc sản An Giang của vùng Bảy Núi thu hút nhiều du khách gần xa đến khám phá. Món ăn này có nguồn gốc từ Campuchia. Nguyên liệu của món ăn này rất dân dã, có kiến ​​vàng, gà hoặc bò, vịt, mắm bò hóc, lá mắc ca, lá gừng…

Đu đủ giã kiến vàng, Bò một nắng muối kiến vàng là đặc sản của cao nguyên Krông Pa và thậm chí là của cả Gia Lai. Người ÊĐê thường ăn món này sau khi đi làm nương về hoặc sau những ngày lễ hội trong buôn làng. Ngoài ra vùng Tây Nguyên còn có các món gỏi kiến vàng, nộm trứng kiến, canh chua kiến…

Món kiến sấy khô được bày bán rộng rãi tại các siêu thị nhiều nước trên thế giới, món ấu trùng kiến Escamol- Mexico có giá bán từ 35-100 USD/dĩa tương đương với 800-2.3 triệu đồng tiền Việt Nam

đặc sản bò một nắng muối kiến vàng
đặc sản bò một nắng muối kiến vàng

7. Kiến bạc Sahara: Vua tốc độ của thế giới kiến

Dưới ánh mặt trời chói chang của hoang mạc, các con kiến phi nước đại trên mặt cát thiêu đốt với tốc độ lên tới 1 mét/ giây, dựa theo các thước phim được ghi lại bởi máy quay tốc độ cao. tương đương với tốc độ chạy 645km/h của một con người trưởng thành. Ở tốc độ tối đa, loài kiến bạc có thể di chuyển với quãng đường dài gấp 108 lần chiều dài cơ thể của chúng trong mỗi giây. Khi tăng tốc, loài kiến này đạt tới tốc độ 85,5 cm mỗi giây, tương đương 47 bước/giây, gấp hơn 10 lần so với tốc độ bước chân của nhà vô địch điền kinh thế giới Usain Bolt. Giữa mỗi sải chân, mỗi một chân kiến chỉ chạm đất trong chưa đầy 7/1000 giây. Nếu một con kiến có kích thước tương đương với con người, thì chúng có thể chạy bộ đạt vận tốc chạy trung bình 55 km/h mà không bao giờ bị mệt.

Kiến Bạc Sahara- vua tốc độ của thế giới kiến
Kiến Bạc Sahara- vua tốc độ của thế giới kiến

8. Vòng tròn tử thần của kiến quân đội

Ngoài cái tên kiến quân đội (Army ant), loài kiến di cư trọn đời này còn được gọi là kiến binh sĩ (kiến lính). Chúng có tổng cộng khoảng 200 loài, sống theo bầy đàn và cực kỳ hung hãn. Đặc trưng cơ bản nhất của kiến lính là chúng có hành vi xã hội cực kỳ quy củ, chặt chẽ, y như quân đội vậy. Một đàn kiến quân đội có thể đông tới hàng triệu con. Với “quân số” đáng sợ ấy, chúng chẳng ngán sợ bất cứ loài vật nào. Về cơ bản, chiến thuật nhận biết bằng tín hiệu hóa học của kiến quân đội hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, đôi lúc cũng vẫn có sai sót xảy ra. Đó là khi con dẫn đầu ngốc nghếch biến đường đi thành một vòng tròn. Vì kiến quân đội chỉ dựa vào mùi pheromone mà di chuyển, nên một khi đã sa chân vào “vòng tròn tín hiệu pheromone chết chóc”, chúng sẽ không tài nào thoát khỏi. Cả đám cứ mãi cắm cổ xoay vòng, cho đến khi sức tàn lực kiệt, lần lượt gục xuống chết chính trong cái vòng luẩn quẩn do mình tạo ra. Đúng là sai một ly đi toang cả đàn. Chúng ta dựa vào đặc tính từng loài để lựa chọn phương pháp và hóa chất diệt kiến phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất.

Mỗi loài kiến khác nhau sẽ có phương pháp và quy trình tiêu diệt khác nhau. Mỗi loài có đặc thù về tập tính riêng biệt sẽ nhạy cảm với các loại thuốc diệt kiến khác nhau. Sau khi xác định xong loài Kiến, các bạn sẽ hoạch định phương pháp và quy trình kiểm soát Kiến phù hợp cho gia đình và doanh nghiệp của bạn.

Quy trình diệt kiến hiệu quả
Quy trình diệt kiến hiệu quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.