Chuột nhắt (chuột nhà) và những tác hại khôn lường

Chuột nhắt và tác hại khôn lường

Chuột nhắt(chuột nhà) là loài động vật gặm nhấm có mặt hầu hết ở tất cả mọi nơi trên thế giới, chúng có kích thước khá nhỏ, đầu và thân chỉ dài khoảng 7-10 cm,  thân hình thon dài, di chuyển rất linh hoạt. Chúng sinh sản nhanh, gây ra nhiều rắc rối và tổn thất cho con người, không những vậy chúng còn có thể gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh dịch hạch. Để biết về chuột nhắt và tác hại của nó gây ra cũng như cách phòng tránh chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này.

Chuột nhắt (chuột nhà) luôn tiềm ẩn những nguy hại đối với con người
Chuột nhắt (chuột nhà) luôn tiềm ẩn những nguy hại đối với con người

Vài nét về loài chuột nhắt(chuột nhà)

Hình dáng: 

  • Kích thước: dài 70 – 95 mm, có đuôi cùng chiều dài.
  • Trọng lượng: 12 – 30 g.
  • Chân và đầu tương đối nhỏ & mắt & tai to làm cho chúng khác biệt với chuột cống con (Rattus norvegicus).

Vòng đời: 

  • 4-6 con con một lứa, 7-8 lứa một năm.
  • Thai kỳ khoảng 3 tuần.
  • 8-12 tuần kể từ khi sinh đến trưởng thành.

Thói quen: 

  • Thường sinh sống và đào hang trên mặt đất, nhưng thường leo trèo.
  • Thực phẩm yêu thích là ngũ cốc.
  • Sẽ ăn khoảng 3g thực phẩm một ngày và có thể sống sót mà không cần uống thêm nước. Chúng có thể uống đến 3ml nước một ngày nếu bữa ăn của chúng quá khô.

Các giác quan của chuột nhắt

1. Thị giác
Vì là động vật chủ yếu sống về đêm, chuột nhà có ít hoặc không có khả năng nhận biết màu sắc. Bộ máy thị giác của loài chuột này về cơ bản là tương tự như con người. Vùng “bụng” của võng mạc chuột có mật độ tế bào hình nón nhạy cảm tia cực tím (UV) cao hơn nhiều so với các khu vực khác của võng mạc, mặc dù ý nghĩa sinh học của cấu trúc này chưa được biết rõ.
2. Thính giác
Chuột có thể nghe được với dải tần số rộng. Chúng có thể cảm nhận âm thanh ở tần số từ 80 Hz đến 100 kHz (tức là trong dải siêu âm), nhưng nhạy cảm nhất trong phạm vi 15–20 kHz và khoảng 50 kHz. Chúng giao tiếp bằng tiếng kêu chít chít trong dải âm thanh mà con người cảm nhận được (đối với cảnh báo từ xa) và trong dải siêu âm (khi giao tiếp gần).
3. Khứu giác
Chuột nhà cũng sử dụng các pheromone làm tín hiệu giao tiếp trong xã hội. Nước mắt và nước tiểu của chuột đực cũng có chứa pheromone.Chuột phát hiện pheromone chủ yếu nhờ xương lá mía nằm ​​ở phía dưới mũi.

Nước tiểu của chuột nhà, đặc biệt là chuột đực, có mùi mạnh và đặc trưng. Trong nước tiểu chuột, người ta phát hiện được ít nhất mười hợp chất khác nhau như alkan, alcohol… Trong số đó, có năm hợp chất là đặc trưng của chuột đực, gồm 3-cyclohexen-1-methanol, aminotriazol (3-amino-s-triazol), 4-ethyl phenol, 3-ethyl-2,7-dimethyl octan và 1-iodoundecan.
Mùi của những con đực trưởng thành hoặc từ con cái mang thai hoặc cho con bú có thể làm tăng tốc độ hoặc làm chậm sự trưởng thành sinh dục ở con cái vị thành niên và đồng bộ hóa chu kỳ sinh sản ở con cái trưởng thành (được gọi là hiệu ứng Whitten). Mùi của những con chuột đực lạ có thể chấm dứt thai kỳ, đây là hiệu ứng Bruce.
4. Xúc giác
Chuột nhà có thể dùng râu để cảm nhận bề mặt và chuyển động không khí, chúng cũng dùng râu để sử dụng trong quá trình hướng động tiếp xúc. Những con chuột nhà bị mù bẩm sinh có râu mép rất phát triển trong khi những con không có râu mép lại có khả năng thị giác rất tốt

Lũ chuột nhà láu cá làm con người phải khóc thét vì nó
Lũ chuột nhà láu cá làm con người phải khóc thét vì nó

Dấu hiệu xâm nhập và quấy phá của chuột nhắt

  • Phân – 50/80 viên phân một đêm, nhỏ và màu tối ( dài khoảng 3 – 8 mm), rải rác ngẫu nhiên. Tìm phân đặc biệt ở dọc theo tường, trong tủ chén hay dưới bồn rửa.
  • Các vết (vết ố hay vết bẩn) – Do lông chuột quét thường xuyên lên tường, sàn và gỗ viền chân tường khi qua lại. Bạn có thể thấy các vết bẩn màu tối quanh các lỗ hay quanh các góc.
  • Vệt nước tiểu – Đối với các cuộc xâm nhập lâu dài hay lớn, vết ố của cơ thể, kết hợp với bụi và nước tiểu, tích tụ thành các ụ nhỏ, cao 4cm và rộng 1cm.
  • Tiếng ồn – Người ta thường báo là họ nghe thấy những tiếng ồn bất thường vào ban đêm, thời điểm chuột nhắt hoạt động tích cực nhất. Hãy lắng nghe những tiếng ồn ở giữa các vách ngăn, dưới ván sàn, trong các trần thạch cao, dưới tầng hầm và gác xép.
  • Ổ – chuột sử dụng nguyên liệu dễ xé thành mảnh vụn, như báo giấy và vải, cùng với các nguyên liệu mềm khác để lót ổ. Hãy kiểm tra gác xép, trần treo, tường có hốc, dưới ván sàn và đằng sau tủ lạnh, dưới bếp lò và trong tủ ngăn. Ổ sẽ thường có chuột con.
  • Dấu vết (dấu chân) – Môi trường nhiều bụi như gác xép và tầng hầm không sử dụng có thể có các dấu vết của loài gặm nhấm và dấu vết đuôi. Để kiểm tra hoạt động, rắc bột, bột tan hay gốm sứ và kiểm tra ngày hôm sau xem có dấu chân mới không.
  • Chuột nhắt còn sống hoặc chết – Phát hiện chuột nhắt vào ban ngày có thể là một dấu hiệu bị chuột nhắt nặng.
  • Mùi nặng – Chuột nhắt tiểu tiện thường xuyên và nước tiểu của chúng có mùi nặng như amoniac. Mùi này có thể rất năng khi ở gần nơi hoạt động chính hay ở trong các khu vực kín. Mùi này có thể phảng phất một thời gian dài (thậm chí sau khi đã diệt chuột nhắt).

Tác hại khôn lường của chuột nhắt (chuột nhà)

  1. Cắn phá các loại đồ đạc, hàng hóa, nhà cửa của con người
  • Chuột nhắt vốn là loại thích gặm nhấm, vậy nên nơi nào có sự xuất hiện của chúng, nơi đó sẽ có dấu răng chuột. Loài chuột này có thể cắn phá bất kì đồ đạc nào của bạn, không kể là cái gì, không kể là ở nơi đâu.
  • Ở các văn phòng hoặc các nhà xưởng, đặc biệt là những nơi chứa đồ ít người lui tới lại là chỗ trú ngụ thích hợp của chúng. Trên thực tế, có rất nhiều các tài liệu đã bị chúng cắn phá đến không thể sửa lại. Thậm chí có những hàng hóa bị lũ chuột nhắt phá hỏng, gây nên những tổn thất về kinh tế.
  • Đối với các hộ gia đình, chuột nhắt làm đảo lộn cuộc sống của cả ngôi nhà. Từ đồ dùng trong nhà, các nhu yếu phẩm cho đến các đường ống dẫn nước hay thậm chí là cả dây điện cũng có thể bị chúng cắn phá. Đã có không ít trường hợp bị chập điện, làm cháy nổ nhà do chuột nhắt gây ra

2. Gây hại đến các công trình, nhà ở của con người

  • Khi các công trình, nhà ở có sự xuất hiện của chuột nhắt thì chắc chắn sẽ có những nơi mà chuột trú ngụ ngay trong đó.
  • Chuột thường có tập tính sống bầy đàn, vì vậy mà chúng thường đào hầm, đào đất để làm hang ở các công trình. Thậm chí, ở những ngôi nhà có trần ốp, chúng sẽ trú ngụ ngay ở đó.
  • Những điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống con người. Các khu công trình, nhà ở của bạn sẽ bị xuống cấp và nhanh bị hỏng hóc, sụt lún, làm tốn kém rất nhiều chi phí để tu sửa. Không những vậy, còn có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác có thể xảy ra.
Chuột cắn phá luong thực trong kho
Chuột cắn phá luong thực trong kho

3. Gây hại đến mùa màng, đê điều, thiệt hại trong nông nghiệp

  • Ở các khu đồng áng, chuột nhắt cũng là tác nhân gây nên những thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp. Chúng cắn phá các loại hoa màu, lương thực, đặc biệt là các loại cây như cây lúa, cây mì càng bị tàn phá nặng nề, làm giảm năng suất cây trồng và thiệt hại rất nhiều đối với bà con ông dân.
  • Ngoài sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như thời tiết, nguồn nước… Chuột nhắt là một trong những tác nhân làm giảm năng suất gieo trồng, sản lượng nông sản và hoa màu của người nông dân.
    Chúng phá hoại và ăn hạt giống. Chúng ăn mầm cây… Khi cây sinh trưởng và cho sản phẩm thì chúng lại bắt đầu ăn các loại hạt: thóc, ngô, khoai, sắn, các loại đậu,..
    Mỗi con chuột nhắt trung bình một năm tiêu thụ hết 15-20kg lúa. Chưa kể những loại ngũ cốc và hoa màu khác.
    Bên cạnh đó, chúng cũng thường xuyên có mặt và phá hoại các túi lương thực dự trữ được cất trong kho. Nhờ khả năng đánh mùi tốt và nhạy bén về xúc giác để nhận biết đồ ăn. Chúng có thể phát hiện ra đồ ăn một cách nhanh chóng. Sau đó lần trốn linh hoạt khi có mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

4. Chuột nhắt là nguyên nhân gây nên các mầm bệnh nguy hiểm đối với con người

  • Chuột nhắt là vật chủ của rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chuột nhắt và tác hại của chúng rất lớn khi chúng là nguồn mang mầm bệnh như: sốt vàng da, dịch hạch, các bệnh cho vi khuẩn Salmonella,…
  • Các mầm bệnh có thể tồn tại trong hệ bài tiết, nước đái, phân của vật chủ. Mà thức ăn của các loài chuột chính là thức ăn chủ yếu của con người. Do đó khả năng nhiễm và lây bệnh tương đối cao.
  • Các loại bệnh thường gặp mà chuột có thể lây sang người: Sốt khi bị chuột cắn, bệnh dịch hạch gây khó thở, ho ra máu, các loài giun sán,…gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Chính vì những phiền toái và tác hại khôn lường đó cho nên chúng ta phải luôn tìm cách để ngăn chặn, xua đuổi và tiêu diệt nhằm làm giảm thiểu tối đa sự thiệt hại do lũ chuột nhắt gây ra.

XEM THÊM: Một số cách phòng chống và diệt chuột nhắt (chuột nhà) hiểu quả

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.